Chồng bú sữa vợ khi mang thai 3 tháng đầu thì có sao không?

Không ít chị em có thắc mắc chồng bú khi mang thai có sao không? Liệu việc này có ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của mẹ hay thai nhi trong bụng? Giai đoạn đầu thai kỳ rất nhạy cảm nên những việc như vậy cần phải có được thông tin cụ thể. Trong bài viết này BacsiLien.com sẽ có cập nhật chi tiết thông tin.

Cho chồng bú khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Câu hỏi chồng bú khi mang thai có sao không khi bước vào cuộc sống gia đình được đặt ra nhiều. Khi phụ nữ mang thai và đang trong 3 tháng đầu nhạy cảm sẽ có những phân vân để đảm bảo cho sức khỏe của thai nhi trong bụng ổn định.

Việc có quan hệ vợ chồng bình thường sẽ tạo liên kết, tăng thêm tình cảm giữa 2 người. Tuy nhiên vào thời kỳ đầu thai kỳ thì việc này cần tiết chế và phải tùy thuộc vào sức khỏe của phụ nữ cũng như em bé trong bụng.

Nếu chị em đi khám bác sĩ cho biết tình trạng sức khỏe bình thường thì việc tiếp xúc gần với chồng không gây ra nguy hiểm nhưng cũng nên hạn chế vừa phải. Thời kỳ 3 tháng đầu thai nhi chưa thực sự ổn định như kỳ giữa và kỳ cuối.

Nếu có cảnh báo về thai phụ yếu, em bé trong bụng chưa ổn định cần hoạt động nhẹ nhàng, tránh gần gũi chuyện vợ chồng thì chị em không nên cho chồng bú giai đoạn này. Việc làm trái với khuyến cáo của bác sĩ có thể gây nên các hệ quả khó lường. Cụ thể như xuất hiện các cơn gò cổ tử cung, thúc đẩy quá trình sinh non, xảy ra tình trạng ra máu sớm.

Cho chồng bú khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?
Cho chồng bú khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Có nên cho chồng bú thời kỳ mang thai không?

Để chồng bú khi mang thai có sao không? Nhu cầu tình dục không chỉ với người bình thường mà ngay cả chị em mang thai cũng có. Không ít người bước vào giai đoạn này tăng cường nội tiết tố càng tăng ham muốn hơn. Do vậy sẽ nảy sinh vấn đề muốn gần gũi và cho chồng bú. Tuy nhiên để đảm bảo tới vấn đề an toàn thì phân chia thành 2 đối tượng được và không được như sau:

Phụ nữ mang thai tình trạng sức khỏe bình thường

Đối với chị em đang mang thai nhưng sức khỏe bình thường, em bé trong bụng ổn định, khi đi khám không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì việc cho chồng bú không phải lo lắng. Việc quan hệ vợ chồng ở thời kỳ này giải quyết được nhu cầu sinh lý của cả 2, đồng thời là cách để gắn kết thêm tình cảm.

Một số chị có núm ti bị thụt vào bên trong sẽ gây khó khăn cho việc em bé bú sau này thì có thể để chồng bú để kéo ra. Việc để chồng làm hành động này vừa giúp ích cho đầu ti có hình dạng thuận tiện sau này còn là cách để đạt khoái cảm khi yêu. Các bà bầu có nhu cầu cao, tăng nội tiết tố sẽ được giải quyết, cảm thấy thoải mái hơn, tâm trạng dễ chịu.

Tinh thần của bà bầu dễ chịu, giảm căng thẳng, stress, bớt các suy nghĩ tiêu cực cũng thuận lợi hơn trong cuộc sống cùng các hoạt động khác. Điều này cũng hỗ trợ cho thai nhi trong bụng được phát triển đúng và khỏe mạnh.

Bà bầu có sức khỏe không tốt

Đối với các bà bầu có hiện tượng cảnh báo về thai kỳ yếu, dọa sảy, em bé trong bụng nhẹ cân thì không nên cho chồng bú. Thời gian này thường các bác sĩ sẽ khuyên không nên quan hệ và gần gũi với chồng.

Trái ngược với tình trạng người khỏe mạnh thì việc bú đầu ti sẽ khiến cho cơ thể bà bầu kích thích, nếu thai nhi yếu sẽ gây nên các cơn gò, có thể gây đau bụng dữ dội. Các mẹ nên hiểu rõ tình trạng để có những chia sẻ với chồng hợp lý. Có thể trong giai đoạn thai kỳ tiếp theo sức khỏe cải thiện sẽ được gần gũi.

Thay vào đó nếu có nhu cầu chị em có thể giải quyết bằng cách vuốt ve nhẹ nhàng. Điều này sẽ giảm thiểu được nguy cơ tác động mạnh hoặc kích thích quá độ tới em bé.

Căn cứ vào tình trạng mẹ và bé để gần gũi chồng
Căn cứ vào tình trạng mẹ và bé để gần gũi chồng

Khi nào không nên cho chồng bú ti?

Ngoài những phân vân nêu trên cũng có trường hợp tuyệt đối không nên gần gũi hay cho chồng bú ti. Điều này sẽ gây nguy hiểm trầm trọng có thể khiến mẹ bầu sau đó vào viện chăm sóc, cụ thể:

  • Phụ nữ mang thai đang bị bong nhau, dọa sảy, chảy máu, bị động thai cần phải nằm yên tĩnh dưỡng.
  • Bà bầu đang bị bệnh như tiểu đường thai kỳ, co giật, huyết áp cao.
  • Đầu ti đang bị nứt, việc bú gây đau đớn và có dấu hiệu kích thích gây cơn gò dữ dội, xuất hiện tình trạng chảy sữa non nhiều.
  • Chồng đang mắc bệnh đường miệng, da liễu, bệnh về răng miệng. Nếu để chồng bú có thể lây nhiễm virus, vi khuẩn sang cơ thể người mẹ, gây ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.
  • Không gần gũi khi bà bầu đang mệt, sốt, không có hứng thú hợp tác với chồng. Việc quan hệ giữa vợ chồng cần được sự đồng ý từ 2 phía, không nên ép buộc có thể gây tổn thương tới thể chất hoặc tinh thần bà bầu.
Lưu ý cần biết khi cho chồng bú khi mang thai
Lưu ý cần biết khi cho chồng bú khi mang thai

Lưu ý cần biết khi cho chồng bú khi mang thai

Khi cho chồng bú thời kỳ mang thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé thì cần một số chú ý cần thiết. Cả mẹ và bố cần nắm được để đảm bảo chuyện gần gũi và cả sức khỏe:

  • Việc quan hệ, gần gũi diễn ra khi cả 2 đều thoải mái, mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi đang phát triển bình thường không có dấu hiệu nguy hiểm.
  • Mức độ vừa phải, không thực hiện các động tác gây tác động kích thích quá độ hoặc làm đau thai nhi
  • Tần suất nên ít trong thời kỳ này, không nên gần gũi nhiều lần trong ngày.

Câu hỏi cho chồng bú khi mang thai có sao không đã được giải đáp chi tiết ở bài viết trên. Nếu chị em đang có nhu cầu và phân vân thì hãy xem xét tình trạng sức khỏe của bản thân, em bé trong bụng để cân nhắc gần gũi với chồng hay không.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

bài viết liên quan

bài viết mới